08CS - University of Science
Đề nghị mọi người đăng ký để forum dễ quản lý nội dung.
08CS - University of Science
Đề nghị mọi người đăng ký để forum dễ quản lý nội dung.
08CS - University of Science
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
08CS - University of Science

Nơi giao lưu trao đổi của các thành viên 08CS
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG

Go down 
+6
Trifolium
Awnman
jetky
Filmaholic
KEHN.PRO
jonathan
10 posters
Tác giảThông điệp
jonathan
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
jonathan


Nam Tổng số bài gửi : 192
Join date : 30/11/2009
Age : 33
Đến từ : o8csh1/khtn

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeThu Dec 10, 2009 7:33 pm

Topic này mình đăng lên để cung cấp cho các pác nào sắp tới có ý đi với các thầy cô phòng sinh môi các cách sơ cấp cứu, vì dù sao cũng đi vào các môi trường tự nhiên hoang dã nên lỡ xui xui có chuyện gì thì cũng bít cách xử lý. có một luy ý nho nhỏ là các bài trong topic này mình lấy nguồn từ một website y học do các bác sĩ viết, nên có thể có vài chỗ mấy ổng viết cao siêu, mấy bạn chịu khó nha.^^ CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG 558975 CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG 558975


Được sửa bởi jonathan ngày Thu Dec 10, 2009 7:41 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/baoduy1990/
jonathan
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
jonathan


Nam Tổng số bài gửi : 192
Join date : 30/11/2009
Age : 33
Đến từ : o8csh1/khtn

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeThu Dec 10, 2009 7:39 pm

Cấp cứu người chết đuối


Chết đuối là hiện tượng tử vong do ngạt nước, có thể xảy ra với cả những
người bơi giỏi mà chủ quan. Điều quan trọng nhất trong cấp cứu nạn nhân là phải
khẩn trương thực hiện sơ cứu.
Nếu nạn nhân còn thở và tim còn đập nhẹ, chỉ cần đặt nằm đầu thấp, thay quần
áo, ủ ấm, dùng ngón tay quấn gạc hoặc khăn tay móc hết đờm dãi trong mồm. Sau
đó, cho uống 20 ml rượu cấp cứu hoặc nước chè đường nóng. Nên cho uống kháng
sinh để phòng viêm phổi, tiêm dưới da cafein 0,25 g và dầu long não 0,2 g để trợ
sức, trợ lực.
Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn
nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó móc hết đờm dãi trong mồm và
cởi ngay quần áo, làm hô hấp nhân tạo.
Với người chết đuối, làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp nằm sấp là tốt
nhất: đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, người cấp cứu quỳ ở phía đầu
nạn nhân, dùng hai bàn tay ấn mạnh lên vùng bả vai để nạn nhân thở ra. Sau đó,
cầm hai cánh tay đưa lên và ra sau để nạn nhân thở vào, làm 10-20 lần/phút.
Cũng có thể áp dụng phương pháp thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực. Tiêm
dưới da lobelin 0,01 g (để trợ hô hấp), cafein 0,25 g và dầu long não 0,2 g (để
trợ lực). Kết hợp thêm các biện pháp sưởi ấm, xát ngoài da. Khi nạn nhân đã hồi
phục, cho uống 20 ml rượu cấp cứu, nước chè đường nóng, tiêm kháng sinh để phòng
viêm phổi, sau đó chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi, điều trị tiếp.
BS Hoàng Đức, Sức Khoẻ & Đời Sống


Được sửa bởi jonathan ngày Thu Dec 10, 2009 7:47 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/baoduy1990/
jonathan
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
jonathan


Nam Tổng số bài gửi : 192
Join date : 30/11/2009
Age : 33
Đến từ : o8csh1/khtn

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeThu Dec 10, 2009 7:43 pm

Xử trí người bị ngất xỉu

Ngất, còn gọi là chết giấc, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Nếu người thân, bạn bè bị ngất mà không mời được bác sĩ hoặc đang ở xa cơ sở y tế, bạn vẫn có thể tự xử trí.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngất như xúc cảm mạnh, mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa... Trong nhóm bệnh tim mạch, ngất có thể gặp ở các bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mãn, khi gắng sức hoặc dùng một số thuốc ức chế trung khu hô hấp, thuốc ngủ, rối loạn nhịp tim. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp tư thế, hẹp động mạch chủ, tràn dịch ngoài tim... do thiếu máu nuôi dưỡng não bộ.

Các dấu hiệu của ngất: Người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Ngoài việc mất ý thức tạm thời (bất tỉnh), bệnh nhân còn nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh, có thể co giật... Tất cả các dấu hiệu trên diễn biến nhanh trong vòng 3 phút, rồi bệnh nhân hồi tỉnh...

Có thể xử trí ngất bằng cách tác động vào huyệt nhân trung. Huyệt này nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Cần khẩn trương bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt.
Lấy đầu ngón tay cái bấm vuông góc vào huyệt vị hoặc dùng một vật có đầu nhọn (như đầu bút bi, bút chì) ấn mạnh vào huyệt. Cần bấm nhanh, mạnh, dứt khoát.

Các biện pháp phối hợp:

- Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi).

- Cho ngửi tinh dầu như dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu..., xoa dầu vào nhân trung.

- Nếu có điều kiện, nên cho bệnh nhân đắp chăn ấm, tránh gió lùa.

Lương y Hoàng Duy Tân, Sức Khoẻ & Đời Sống


Được sửa bởi jonathan ngày Thu Dec 10, 2009 7:50 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/baoduy1990/
jonathan
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
jonathan


Nam Tổng số bài gửi : 192
Join date : 30/11/2009
Age : 33
Đến từ : o8csh1/khtn

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeThu Dec 10, 2009 7:46 pm

Cấp cứu người bị ngất xỉu

Một người có thể bị ngất do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, thiếu ôxy, bệnh tim hay say nóng, say nắng... Gặp tình huống này, cần để người bệnh nằm thấp đầu ở nơi thoáng khí, yên tĩnh; nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông.

Triệu chứng của ngất: Người bệnh tự nhiên thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai... rồi ngã lăn ra; có khi toát mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay lạnh. Tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng tử giãn.

Sau khi đặt bệnh nhân nằm và nới lỏng quần áo, cần xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn long não, cho ngửi amoniac, giấm... Đồng thời gọi nhân viên y tế để tiêm thuốc trợ tim. Nếu có điều kiện, cần châm cứu các huyệt nhân trung, thập tuyền. Trong trường hợp ngất nặng, ngoài cách xử trí như trên còn phải làm hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực.

Một số bài thuốc Nam có thể đem lại hiệu quả trong việc chữa ngất:

- Gây hắt hơi: Quả bồ kết nướng giòn, tán mịn, thổi nhẹ vào 2 lỗ mũi; hoặc đốt bồ kết, thổi khói vào 2 lỗ mũi. Cũng có thể dùng lông gà ngoáy kích thích niêm mạc trong mũi để gây hắt hơi.

- Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12 g, tỏi 4 g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong, sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.

BS Thùy Ninh, Sức Khoẻ & Đời Sống
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/baoduy1990/
jonathan
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
jonathan


Nam Tổng số bài gửi : 192
Join date : 30/11/2009
Age : 33
Đến từ : o8csh1/khtn

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeThu Dec 10, 2009 7:52 pm

Cầm máu vết thương
Khi bị vết thương chảy máu, cần:

- Nâng cao phần bị thương lên

- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

Khi bị vết thương chảy máu, cần:

- Nâng cao phần bị thương lên

- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

Chú ý:

* Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được,
* Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
* Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/baoduy1990/
jonathan
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
jonathan


Nam Tổng số bài gửi : 192
Join date : 30/11/2009
Age : 33
Đến từ : o8csh1/khtn

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeThu Dec 10, 2009 7:58 pm

sơ cứu và chǎm Sóc vết THƯƠNG PHầN MềM

Vết thương là sự cắt đứt hay dập rách da và tổ chức dưới da hoặc các tổ chức khác của cơ thể.

Vết thương có thể là vết thương kín hoặc vết thương hở.

Vết thương kín (vết thương bên trong) là loại vết thương để cho máu thoát ra ngoài hệ thống tuần hoàn nhưng không chảy ra khỏi cơ thể. Loại này bao gồm: bầm tím, tụ máu dưới da hoặc có thể không có dấu tích ở bên ngoài.

Vết thương hở (vết thương bên ngoài) là loại vết thương để cho máu chảy ra khỏi cơ thể. Loại này bao gồm: các vết trích rạch, vết thương đâm xuyên hoặc thậm chí là vết trượt sây sát trên da.

Trên thực tế có nhiều vết thương vừa là vết thương kín vừa là vết thương hở.

Mục đích chính của việc cấp cứu và chǎm sóc cấp cứu một vết thương là:

- Cầm máu hoặc khống chế sự chảy máu

- Phòng hoặc điều trị sốc

- Duy trì các chức nǎng sinh tồn (giúp nạn nhân thở và lưu thông tuần hoàn)

- Tránh các biến chứng (đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm khuẩn)

1. SƠ CứU Và CHǍM SóC NHữNG VếT THU'ƠNG PHầN MềM

Nếu vết thương chảy nhiều máu phải tiến hành xứ trí cầm máu ngay (xem phần cấp cứu chảy máu ngoài)

1.1 Vết thương nhỏ:

1.1.1. Đối với vết thương bể mặt nhỏ

Vết thương bề mặt nhỏ là vết thương chỉ làm tổn thương những lớp bề mặt của da nên chỉ cần rửa loại vết thương này bằng nước chín hoặc nước máy nếu biết chắc chắn rằng nước máy này đảm bảo chất lượng vệ sinh.

Nếu vết thương quá bẩn phải rửa bằng nước xà phòng.

- Khi rửa vết thương phải:

+ Rửa tay kỹ trước khi bắt đầu

+ Nếu phải dùng dụng cụ như cái kẹp, cái nhíp để gắp những hạt sạn, sỏi... ra khỏi vết thương thì phải đun sôi dụng cụ ít nhất là 5 phút.

+ Sau khi rửa vết thương, nếu có điều kiện thì dùng dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn xung quanh vết thương rồi dùng gạc vô khuẩn đặt lên trên vết thương, sau đó dùng bǎng dính hoặc bǎng cuộn bǎng lại. Nếu không có điều kiện thì gấp một miếng vải càng sạch càng tốt để đặt lên trên vết thương (Lưu ý để mắặt có mép gấp ra ngoài) rồi cũng dùng bǎng đính hoặc bǎng cuộn bǎng lại.

+ Nếu vết thương ở tay hoặc chân thì luôn nâng cao vết thương bằng dây đeo hoặc gối kê.

Hình 174. Bǎng vết thương nhỏ bằng bǎng dính.

Hình 1 75. Bǎng bết thương nhỏ bằng bǎng cuộn.

1.1.2. Đối với vết thương bề mặt rộng và sâu hơn.

Để vết thương liền nhanh hơn thì có thể đóng kín hoặc khâu vết thương lại. Nhưng chỉ đóng kín miệng một vết thương bề mặt sâu và rộng trong những điều kiện sau đây:

- Vết thương xảy ra chưa quá 12 giờ.

- Đảm bảo chắc chắn rằng vết thương không còn đất cát hoặc dị vật ẩn náu trong đó.

- Không có khả nǎng tìm được cán bộ y tế chuyên khoa hoặc chuyên môn ca hơn và cũng không thể chuyển nạn nhân tới bệnh viện được.

Các phương pháp đóng kín miệng vết thương:

Phương pháp dùng bǎng dính: phương pháp này áp dụng cho những vết thương mà mép vết thương gần sát nhau.

Khi dùng bǎng dính để đóng kín vết thương nên cắt bǎng dính và dán bǎng dính như hình vẽ (cắt bǎng dính thành hình con bướm).

1.2. Vết thương lớn.

Đối với vết thương lớn sau khi xử trí cầm máu có thể rửa xung quanh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc bằng nước chín.

Chỉ lấy dị vật hoặc bụi bẩn ra khỏi vết thương khi có thể lấy ra dễ dàng. Không được thǎm dò vết thương.

Sau đó bǎng bó vết thương rồi chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.

Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn nhân. Giữ nạn nhân ở tư thế đúng, phòng chống và xử trí ngay nếu sốc xảy ra.

Chú ý: nếu có thể nên cố định vết thương vào phần không bị tổn thương của cơ thể và nâng cao vết thương, ví dụ: treo tay bị thương vào ngực, cố định chân bị tổn thương vào chân lành...

2. SƠ CứU Và cHǍM SóC CấP CứU VếT THƯƠNG NặNG.

Một vết thương sâu ở thành bụng là rất nguy hiểm không phải chỉ vì sự chảy máu ngoài mà còn vì những cơ quan bên trong cơ thể bị thủng, rách hoặc gây chảy máu trong và nhiễm khuẩn. Một phần của ruột có thể bị lòi ra khỏi thành bụng.

2.1. Dấu hiệu và triệu chứng.

- Đau khấp ổ bụng

- Chảy máu từ vết thương ở vùng bụng

- Có thể nhìn thấy một phần của ruột hoặc một phần ruột đang lòi ra khỏi vết thương

- Nạn nhân có thể bị nôn

- Có thể có dấu hiệu và triệu chứng của sốc.

2.2. Xử trí cấp cứu.

2.2.1. Mục đích:

Hạn chế nhiễm khuẩn và khống chế chảy máu, trong khi xử trí tránh để ruột bị lòi ra ngoài: Thu xếp chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

2.2.2. Hành động

a) Trường hợp ruột chưa bị lòi ra ngoài

- Khống chế sự chảy máu bằng cách ép thận trọng các mép vết thương với nhau.

- Đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi chống 2 chân để tránh hở vết thương và giảm áp lực lên vùng bị thương. Dùng gối đệm hoặc quần áo gấp lại để đỡ vai, đầu và dưới khoeo chân.

- Đặt một miếng gạc trùm lên vết thương rồi dùng bǎng cuộn hoặc bǎng dính bǎng vết thương lại.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường thì đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục có gối hoặc đệm đỡ vùng bụng.

- Nếu nạn nhân ngừng thở ngừng tim thì tiến hành hồi sức hô hấp tuần hoàn ngay.

- Phòng chống và xử trí sốc (xem phần cấp cứu và chǎm sóc sốc).

* Chú ý: Không cho nạn nhân ǎn uống bất cứ một thứ gì.

- Kiểm tra tần số hô hấp và mạch 10 phút/lần. Phát hiện kịp thời dấu hiệu chảy máu trong.

- Nếu nạn nhân ho hoặc nôn thì dùng tay áp nhẹ lên vùng vết thủng để tránh ruột bị lòi ra ngoài.

- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục theo dõi sát và xử trí những diễn biến xảy ra.

b) Trong trường hợp một phần ruột bị lòi ra ngoài

- Khống chế sự chảy máu nhưng tránh dùng áp lực ép trực tiếp mạnh quá.

Không chạm vào vết thương, không được đẩy ruột vào trong.

- Đặt một miếng gạc nhỏ hoặc vải tẩm nước muối hoặc nước muối ǎn tự pha trùm lên vết thương rồi bǎng lỏng lại. Phải thường xuyên làm ẩm vết thương bằng dung dịch này. Cách pha dung dịch nước muối: cho 1 thìa cà phê muối ǎn vào 1 lít nước chín. Hoặc có thể dùng vành khǎn hay một cái bát đã luộc để nguội để úp lên vùng bị thương rồi dùng bǎng cuộn bǎng lại.

- Nếu nạn nhân ho hoặc nôn thì cũng dùng tay áp lên vết thương để tránh ruột bị lòi thêm ra ngoài.

- Đặt nạn nhân nằm và tiến hành chǎm sóc cấp cứu như trường hợp ruột không bị lòi ra ngoài.

3. SƠ CứU Và CHǍm SóC CấP CứU CáC VếT THUƠNG NGựC.

Vết thương ngực có nhiều hình thức khác nhau từ những vết thương do dao đâm tới những vết thương do tai nạn bởi những máy móc công nghiệp nặng hoặc do bị bánh xe đè qua trong tai nạn giao thông.

- Vết thương đâm xuyên

- Vết thương giập lồng ngực

- Vết thương có mảng sườn di động.

3.1. Sơ cứu vết thương đâm xuyên.

Vết thương đâm xuyên thường do dao đâm, hoặc những vật cứng nhọn đâm vào hoặc do đạn bắn hoặc do xương sườn bị ép ra phía ngoài da để cho không khí tràn vào khoang ngực. Những vết thương này có thể trở nên phức tạp và phát triển thành vết thương ngực hở.

Trong vết thương này, phổi bên bị thương bị xẹp ngay cả khi phổi đó không bị thủng và không còn khả nǎng hít khí vào... Hơn nữa khi xương sườn nâng lên lúc bệnh nhân thở vào làm cho không khí bên ngoài bị hút vào khoang lồng ngực qua vết thương sẽ chèn ép bên phổi lành dẫn đến tình trạng hô hấp không có hiệu quả và ngạt có thể xảy ra.

3.1.1. Dấu hiệu và triệu chứng

- Đau trong ngực

- Khó thở, thở nông vì có không khí trong lồng ngực

- Tím tái môi, đầu chi và da biểu thị sự bắt đầu của ngạt

- Ho ra máu đỏ tươi có lẫn bọt nếu phổi bị tổn thương

- Có thể nghe thấy tiếng thở "phì phò" ở miệng vết thương khi nạn nhân thở.

- Có bọt màu hồng ở miệng vết thủng khi thở ra.

- Dấu hiệu và triệu chứng của sốc.

3.1.2. Xử trí cấp cứu: trường hợp không có dị tật

a) Mục đích: Làm dễ thở bằng cách làm kín ngay vết thương, thu xếp chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

b) Hành động:

- Ngay lập tức dùng bàn tay bịt kín miệng vết thương

- Đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm ngửa ngồi nghiêng về phía bên phổi bị thương để bên phổi lành hoạt động được thuận lợi. Dùng gối hoặc đệm hay quần áo gấp lại để ở lưng, và đầu.

- Nhẹ nhàng dặt một miếng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch lên trên miệng vết thương.

- Phủ lên trên miếng gạc hoặc miếng vải một miếng giấy bóng.

- Dùng bǎng dính dán các mép của miếng giấy bóng vào da.

- Dùng bǎng cuộn bǎng ép lại

- Nếu vết thương có lỗ vào và lỗ ra thì phải kiểm tra và có thể phải bǎng kín cả 2 vết thương.

- Nếu nạn nhân vẫn thở bình thường nhưng bị bất tỉnh thì đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục, bên phổi lành ở phía trên.

- Phòng chống và xử trí xốc (xem bài cấp cứu sốc).

- Kiểm ra tần số mạch nhịp thở và mức độ tỉnh táo 10 phút/lần. Phát hiện kịp thời dấu hiệu chảy máu trong.

Hình 176. Bǎng kín vết thương ngực hở.

- Chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện. Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trong khi vận chuyển vẫn phải theo dõi sát nạn nhân, giữ nạn nhân ở tư thế đúng và xử trí những diễn biến xảy ra.

Trường hợp vẫn còn dị vật

- Không được rút dị vật ra.

- Bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật.

- Đặt gạc hoặc miếng vải xung quanh dị vật.

- Đặt một vành khǎn lên trên vết thương sau đó bǎng kín lại như vết thương không có dị vật.

- Chǎm sóc và theo dõi tiếp theo như đã nêu ở trên.

3.2. Sơ cứu vết thương giập lồng ngực.

- Bǎng bó vết thương bề mặt nếu có.

- Bǎng ép tay bên bị thương hoặc cả 2 tay nếu cả hai lồng ngực đều bị tổn thương vào ngực nạn nhân (khi bǎng để nguyên cả áo). Bǎng ép chặt vừa đủ (thắt nút khi thở ra). Nhưng nếu các xương sườn gãy thì không được bǎng ép chặt quá vì có thể làm đầu xương sườn chọc vào phổi.

- Đặt nạn nhân nằm tư thế như trường hợp bị vết thương đâm xuyên.

- Phòng chống và xử trí sốc nếu xảy ra (xem bài cấp cứu sốc).

- Chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

Hình 1 77. Buộc tay vào ngực khi bị giập lồng ngực.

3.3. Sơ cứu vết thương có mảng sườn di dộng.

Vấn đề chính của vết thương ngực có gãy nhiều xương sườn là làm nạn nhân rất khó thở và đau. Hơn nữa đầu của các xương sườn gãy có thể làm thủng hoặc rách màng phổi và phổi và gây nên tràn khí dưới da và tràn khí màng phổi gây chèn ép phổi và nếu các xương sườn gãy liền nhau và gãy thành nhiều mảnh thì sẽ tạo thành mảng sườn di động và gây nên "hô hấp đảo ngược". Mảng sườn này di động ngược chiều với phần còn lại của thành ngực làm cho hô hấp không hữu hiệu và gây nên xẹp bên phổi tổn thương.

Mảng sườn di động vào trong khi thở vào và ra ngoài khi thở ra.

Phần còn lại của thành ngực di động ra ngoài khi thở vào và vào trong khi thở ra.

Hình 178. Vết thương có mảng sườn di động gây nhịp thở đảo ngược

Khi gặp một nạn nhân bị vết thương thành ngực có mảng sườn di động ta phải nhanh chóng cố định thành ngực nạn nhân.

Cách cố định:

- áp một vật chắc như một tấm vải gấp lại (hoặc dùng một gói nhỏ) lên trên phần bị tổn thương của thành ngực rồi dùng bǎng cuộn bǎng chặt lại (H. 179).

- Hoặc buộc tay nạn nhân vào ngực.

- Hoặc dùng bǎng dính to bản giữ mảng sườn di động vào phần còn lại của thành ngực.

Với sự cố định này sẽ giúp nạn nhân tự thở dễ dàng, và hô hấp sẽ hữu hiệu hơn.

Sau khi cố định đặt nạn nhân nằm tư thế nào mà nạn nhân cảm thấy thoải mái nhất. Thường là đặt nạn nhân nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi, nghiêng về bên bị tổn thương dùng gối hoặc đệm để ở đầu và lưng.

Đề phòng và xử trí sốc và nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện.

Hình 179. Cố định thành ngực bằng một gối mỏng và bǎng cuộn

Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn nhân, xử trí và chǎm sóc kịp thời những diễn biến xảy ra.

4. SƠ Cứu VếT THưƠNG ở ĐầU.

Chấn thương ở đầu là chấn thương thường gặp do các nguyên nhân:

Tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt hoặc do hỏa khí gây tổn thương rất phức tạp, đa dạng. Trong bài này chỉ đề cập vấn đề sơ cứu vết thương rách da đầu và vết thương vỡ sọ.

4.1. Dấu hiệu và triệu chứng

- Rách da đầu gây chảy nhiều máu.

- Có thể thấy não phòi ra ngoài.

- Nạn nhân tỉnh táo hoặc nửa tỉnh nửa mê hoặc hôn mê.

- Có thể có rối loạn hô hấp, khó thở, xuất tiết nhiều đờm dãi...

4.2. Xử trí cấp cứu.

4.2.1. Trường hợp rách da đầu gây chảy nhiều máu

- ép chặt 2 mép vết thương lại với nhau để cầm máu sơ bộ.

- Cắt tóc xung quanh vết thương

- Đặt gạc hoặc bông vô khuẩn lên trên vết thương rồi dùng bǎng cuộn bǎng ép lại. Nếu có điều kiện thì dùng kẹp agraf để bấm 2 mép vết thương lại với nhau sau đó bǎng lại.

- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí tiếp..

4.2.2. Trường hợp vỡ xương sọ có não phòi ra ngoài

- Không được bôi lên não bất kỳ thứ thuốc gì

- Phủ lên phần não phòi ra một miếng gạc vô khuẩn.

- Nếu có điều kiện thì đặt một vành khǎn xung quanh tổ chức não phòi ra rồi dùng bǎng cuộn bǎng lại.

- Nếu không dùng vành khǎn thì chỉ được bǎng lỏng để tránh gây chèn ép não.

Chú ý:

- Nếu nạn nhân không tỉnh táo, lơ mơ hoặc mê man thì cần chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

- Nếu nạn nhân có xuất tiết đờm dãi thì phải hút sạch đờm dãi, làm thông đường hô hấp.

- Đặt nạn nhân nầm tư thế thoải mái an toàn. Nếu tình trạng nạn nhân cho phép thì nên đặt nạn nhân ở tư thế đầu cao, đầu nghiêng về bên lành.

- Theo dõi sát tình trạng nạn nhân 10 phút/1ần.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/baoduy1990/
KEHN.PRO
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
KEHN.PRO


Nam Tổng số bài gửi : 179
Join date : 30/11/2009
Age : 33
Đến từ : 08cs

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeSat Dec 12, 2009 4:27 am

ông này chuẩn bị kĩ nhỉ
không có thanks ko cũng vote cho 1 phiếu
àh mà mấy cái sơ cứu bằng thuốc nam thường khi cần thiết đâu kiếm ra ngay được?
Về Đầu Trang Go down
Filmaholic
Cơ quan
Cơ quan
Filmaholic


Nam Tổng số bài gửi : 134
Join date : 26/11/2009
Đến từ : Phan Thiết

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeSat Dec 12, 2009 9:23 am

Good Job! Dzậy là lớp mình có 1 First-Aid Professor rùi cyclops
Về Đầu Trang Go down
jetky
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
jetky


Nam Tổng số bài gửi : 237
Join date : 25/11/2009
Age : 33
Đến từ : Rừng

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeSat Dec 12, 2009 9:13 pm

nhiều quá làm tao đọc muốn đuôi con mắt luôn.
Về Đầu Trang Go down
jonathan
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
jonathan


Nam Tổng số bài gửi : 192
Join date : 30/11/2009
Age : 33
Đến từ : o8csh1/khtn

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeSat Dec 12, 2009 10:48 pm

hehe, thank các bạn đã ủng hộ. còn về chuyện thuốc than thì tùy cơ ứng biến thôi, để tui kiếm thêm vài bài nữa coi có cách gì tự tìm thuốc trong thiên nhiên ko.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/baoduy1990/
Awnman
Cơ thể
Cơ thể
Awnman


Nam Tổng số bài gửi : 330
Join date : 27/11/2009
Age : 33
Đến từ : 08cs

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeSun Dec 13, 2009 6:37 am

Thank pác phát, chắc mốt gặp ngừoi bị nạn chạy vô tiệm net ngồi đọc wá dài thía này đọc xong nhớ chít liền CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG 291243
Về Đầu Trang Go down
jonathan
Hệ cơ quan
Hệ cơ quan
jonathan


Nam Tổng số bài gửi : 192
Join date : 30/11/2009
Age : 33
Đến từ : o8csh1/khtn

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeWed Dec 16, 2009 11:42 pm

Sơ cứu ngộ độc


Người già trên 70 tuổi cũng có thể ngộ độc do ăn, uống nhầm phải hóa chất
chứa trong vỏ chai nước khoáng, nước ngọt. Với trẻ nhỏ 1-5 tuổi, chỉ vài viên
thuốc nhặt được ở góc nhà, hoặc một chai nước gội đầu vào bụng cũng có thể bắt
đầu một ca cấp cứu cam go để giành giật sự sống. Biến chứng tới đâu, tuỳ thuộc
khá nhiều vào xử trí ban đầu của những người xung quanh.
CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Images48176_hohapnhantao-ok
Ngộ độc ở người lớn có thể xảy ra khi:
- Sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ (như pha thuốc, phun thuốc, rửa các dụng cụ
và bình phun).
- Do hít phải thuốc hoặc ăn phải rau, hoa quả vừa phun thuốc trừ sâu.
- Hít phải nhiều khí oxyt cacbon (CO), nếu để bếp lò, than sưởi trong nhà,
lều hay phòng kín, nổ xe máy chạy lâu trong một phòng kín.
- Tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, thuốc trừ sâu, lá độc... để trốn buồn chán,
đau khổ, tức bực với người thân, hay mắc một bệnh nặng, khó khăn về kinh tế,
nghiện ngập, thất nghiệp.
- Bị đầu độc.
- Ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, hay các thức ăn độc như: nấm
độc, cá nóc trứng và gan cóc.
- Dùng các thuốc quá liều, thuốc gây nghiện như hút, chích ma túy...
Dấu hiệu ngộ độc
- Các dấu hiệu sớm: Nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn, đau bụng, vã mồ
hôi, xanh tái, đi ngoài, mệt lả.
- Các dấu hiệu nặng đột ngột: Nạn nhân mất ý thức, không biết gì (hôn mê),
không thấy thở, tím, lạnh, vã mồ hôi, không thấy tim đập, sờ mạch yếu... hoặc co
giật, nôn mửa.
Cách sơ cứu: Nhanh chóng và bình tĩnh thực hiện các bước sau:
- Gọi, lay xem bệnh nhân có tỉnh, biết hay không.
- Mở miệng bệnh nhân, không để lưỡi tụt làm ngạt thở.
- Khám xem bệnh nhân còn thở hay không.
- Móc, lau sạch miệng và họng, lấy các thức ăn còn đọng trong miệng.
- Thổi ngạt cho bệnh nhân nếu thấy bệnh nhân tím, không thở.
- Nghe tim xem tim còn đập không, nếu tim đang đập chỉ ngừng thở thì chỉ thổi
ngạt cho nạn nhân theo phương pháp: miệng vào miệng, hay miệng vào mũi.
- Nếu tim không đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực, kết hợp thổi ngạt và ấn tim.

- Nếu bệnh nhân còn thở, nhưng không biết gì (hôn mê), để bệnh nhân nằm
nghiêng về một bên, đầu thấp.
- Nếu có hóa chất bắn vào mắt, vào cơ thể nạn nhân phải rửa bằng nước sạch
ngay.
- Thay quần áo nhiễm hóa chất, gội đầu, tắm bằng nước sạch có xà phòng.
Trong khi làm các động tác sơ cứu, cần cho người khẩn trương đi tìm thầy
thuốc đến giúp đỡ. Sơ cứu xong chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở cấp cứu gần nhất
để được xử trí tiếp.
PGS-TS. Nguyễn Thị Dụ, Sức khoẻ & Đời sống
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/baoduy1990/
Trifolium
Cơ quan
Cơ quan
Trifolium


Nữ Tổng số bài gửi : 142
Join date : 28/11/2009
Age : 33
Đến từ : Tập đoàn NHOI

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeSat Jan 09, 2010 7:00 pm

Hehe! Bạn Lâm nói đúng đó! Dài quá lười đọc, mà đọc rồi lại lười nhớ. Bữa nào đè bạn Duy ra thực tập đi là mau thuộc nhất.
Về Đầu Trang Go down
phuc_ta
Tế bào
Tế bào
phuc_ta


Nam Tổng số bài gửi : 41
Join date : 27/11/2009
Age : 34
Đến từ : BRVT

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeThu Mar 11, 2010 1:24 pm

dài wá..chỉ nhớ cái hô hấp nhân tạo với bóp tim ngoài ngực thui CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG 558975
Về Đầu Trang Go down
quangnt
Cơ quan
Cơ quan
quangnt


Nam Tổng số bài gửi : 100
Join date : 27/11/2009
Age : 34
Đến từ : NHA TRANG

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeThu Mar 11, 2010 10:08 pm

có ai có bài chống hoa mắt ko post lên jup bà kon đi CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG 558975 . nói đùa chứ cái này hay đấy, đi đường gặp nạn là fai cứu. CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG 146339
Về Đầu Trang Go down
nhokcon
Tế bào
Tế bào
nhokcon


Nam Tổng số bài gửi : 48
Join date : 25/01/2010
Age : 33

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeThu Mar 11, 2010 10:10 pm

hey bóp tim ngoài ngực lè seo . theo quan điểm của mềnh con gái đẹp xỉu miệng hok hôi mình mới hô hấp nhân tẹo ^^!
Về Đầu Trang Go down
be map
Tế bào
Tế bào
be map


Nữ Tổng số bài gửi : 48
Join date : 07/04/2010
Age : 33
Đến từ : 08cs

CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitimeFri May 07, 2010 11:38 pm

"nhokcon viết:
hey bóp tim ngoài ngực lè seo . theo quan điểm của mềnh con gái đẹp xỉu miệng hok hôi mình mới hô hấp nhân tẹo ^^!"
theo mình bít thì người bị xỉu đâu cần hô hấp nhân tẹo đâu *.*
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG   CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
CẤP CỨU TRONG MỌI TÌNH HUỐNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Một số hocmon giới tính ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân
» bùi quốc châu-khai phá hướng đi mới cho y học việt
» Bàn tay cho biết bạn nam tính hay nữ tính ???
» Huong dan SV 5 tốt
» Nam châm có thể ảnh hưởng đến não

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
08CS - University of Science :: Học tập :: Thảo luận-
Chuyển đến